Tẩy thẻ trong bóng đá là gì?

Tẩy thẻ trong bóng đá là gì? Tại sao các cầu thủ lại phải tẩy thẻ? Tẩy thẻ có phạm luật hay không? Hãy cùng XOILAC TV tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trên trong bài viết này nhé!

Tẩy thẻ trong bóng đá là gì?

Gần đây, người ta nhắc nhiều đến thuật ngữ “tẩy thẻ” trong các trận đấu. Đây là khái niệm có nhiều người đã từng nghe qua, nhưng không chắc đã hiểu được nó. Nói nôm na, tẩy thẻ chính là hành động có chủ định của các HLV nhằm giúp các cầu thủ chủ chốt vượt qua án phạt để có mặt ở các trận đấu quan trọng.

Tại sao các cầu thủ lại phải tẩy thẻ?

Ví dụ, ở nhiều giải VĐQG, khi cầu thủ bị nhận 5 thẻ vàng sẽ bị treo giò ở trận đấu tiếp theo. Chẳng hạn đội bóng có cầu thủ nào đó đã nhận 4 thẻ vàng. HLV sẽ “cố tình” để anh ta nhận thẻ vàng ở trận đấu này, rồi nghỉ ở trận tiếp theo để trận tiếp nữa được ra sân. Đó sẽ là trận đấu quan trọng của đội bóng.

Jose Mourinho cũng đã từng làm điều tương tự với Sergio Ramos khi dẫn dắt Real Madrid vào năm 2013. Tuy nhiên, hành động “tẩy thẻ” này của thầy trò Mou-Ramos rất lộ và đã bị UEFA phạt tiền cũng như cấm thi đấu, cấm chỉ đạo, v.v.. Sau đó, Mourinho vẫn lặp lại việc này 1 lần nữa, nhưng kín hơn và không bị phạt.

Tẩy thẻ trong bóng đá là gì

Tẩy thẻ trong bóng đá là gì

Hoàn cảnh và cách thức tẩy thẻ

Như đã nói, trước mỗi trận cầu quan trọng mà HLV cần giữ người, ông ta sẽ tìm cách tẩy thẻ cho cầu thủ của mình. Đó có thể là khi cầu thủ đã nhận đủ 4 thẻ vàng như ví dụ về Jose Mourinho và Sergio Ramos ở trên. Nhưng cũng có thể ở các giải đấu cúp thường có luật cầu thủ nhận hai thẻ vàng ở 2 trận liên tiếp sẽ phải nghỉ ở trận đấu tiếp theo.

Các vị HLV sẽ phải toan tính trong trường hợp tiến sâu hơn, ông sẽ phải tẩy thẻ để có được lực lượng tốt nhất cho trận đánh quan trọng đó. Ví dụ về chuyện này là nghi án tẩy thẻ của Xuân Trường và Văn Hậu tại SEA Games 2019. Nhiều người cho rằng Xuân Trường và Văn Hậu cố tình ăn 2 thẻ để nghỉ trận gặp U22 Philippins (bị đánh giá thấp) để tập trung cho các trận đấu gặp U22 Indonesia và U22 Thái Lan.

Cách thức tẩy thẻ cũng có nhiều kiểu. Về cơ bản thì cầu thủ cần tẩy thẻ sẽ cố tình nhận thẻ vàng để được nghỉ trận tiếp theo. Cách đơn giản nhất, anh ta có thể phạm những lỗi như câu giờ, đẩy người, kéo áo đối phương. Đó là các lỗi không quá nghiêm trọng và thường không gây hậu quả đặc biệt cho đội nhà.

Tẩy thẻ trong bóng đá là gì

Tẩy thẻ có phạm luật hay không?

Khi một cầu thủ phạm lỗi, anh ta đã phạm luật. Nhưng đó chỉ là điều luật của từng trận đấu, chứ không phải lỗi có thể bị phạt nguội. Tuy nhiên, với những ví dụ như Jose Mourinho ở trên, do hành động tẩy thẻ quá lộ liễu, có thể dẫn đến vi phạm các quy tắc trong bóng đá. Khi tòa án trọng tài thể thao có đầy đủ bằng chứng buộc tội, án phạt cho HLV, cầu thủ tẩy thẻ sẽ được đưa ra.

Hầu hết các hành vi tẩy thẻ hiện nay ở các đội bóng lớn đều rất tinh vi và rất “thật”, nên việc buộc tội họ cũng rất khó khăn. Nhiều khi về mặt tình thì rành rành, nhưng về lý lẽ không đủ sức nặng để buộc tội. Thế nên, chuyện tẩy thẻ ở các CLB gần như một điều hiển nhiên, vì sự toan tính của các đội bóng.

Bóng đá ngày càng trở thành môn thể thao mang lại lợi nhuận cao, và các đội đôi khi bất chấp “thủ đoạn” để đạt được mục đích của mình. Vẻ đẹp của bóng đá hay sự fair-play dường như chỉ là những khái niệm mang tính hoài cổ. Sự thực dụng là điều các đội bóng lớn thường thể hiện, và việc tẩy thẻ là một trong số những điều đó.

 

Bài liên quan